Hướng dẫn thi công vách ngăn vệ sinh

Hướng dẫn thi công vách ngăn vệ sinh

26/05/2021

                          Bản vẽ cad vách ngăn vệ sinh

Đối với tất cả các công trình xây dựng nói chung và công trình nhà vệ sinh nói riêng thì bản vẽ thiết kế đóng một vai trò rất quan trọng.

Mặc dù mỗi kiến trúc sư đều sẽ những ý tưởng khác nhau về công trình xây dựng. Nhưng tất cả những điểm riêng biệt đều phải được thể hiện trên các nền tảng xây dựng nhất định. Và bản vẽ thiết kế chính là nơi mà kiến trúc sư nói lên ý tưởng của bản thân. 

Một bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta nắm được những kích thước và thông số tiêu chuẩn của vách ngăn vệ sinh cũng như các thiết bị vệ sinh đi kèm theo. Đồng thời giúp tính toán và ước lượng chi phí thi công một cách tương đối chính xác và tiết kiệm nhất.

3. Bản vẽ và quy trình thi công vách ngăn vệ sinh compact tiêu chuẩn

Sau đây sẽ là bản vẽ và quy trình thi công vách ngăn vệ sinh compact tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích:

3.1 Bản vẽ thiết kế vách ngăn vệ sinh Compact tiêu chuẩn

                              Bản vẽ vách ngăn vệ sinh tiêu chuẩn

3.2 Quy trình thi công vách ngăn vệ sinh Compact tiêu chuẩn

Sau đây sẽ là quy trình thi công vách ngăn vệ sinh Compact tiêu chuẩn:

Bước 1: Chuẩn bị thi công vách ngăn vệ sinh Compact 

Đầu tiên là bạn hãy tiến hành khảo sát lại địa điểm cần lắp vách ngăn vệ sinh xem chiều dài, chiều cao, chiều rộng đã chính xác với bản thiết kế hay không. 

Sau đó kiểm tra hệ thống đường ống nước, đường dây điện và lấy dấu u tường hoặc khoan ke góc tránh để tránh chạm tới khi thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh.

Tính toán lại số lượng tấm vách ngăn vệ sinh cần sử dụng cho công trình dựa vào thông số vừa khảo sát thực tế và thông số trên bản vẽ thiết kế. Hiện nay, có rất nhiều kích thước của tấm Compact như: 1220x1830mm, 1530×1830mm, 2440x1830mm…

Thông thường, tấm Compact được sử dụng để làm vách ngăn vệ sinh sẽ có độ dày từ 12mm cho đến 18mmm và thường sử dụng khổ tấm 1220x1830mm và 1530x1830mm. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn độ dày  và khổ tấm cho phù hợp. 

Cuối cùng là tiến hành cắt tấm Compact sau khi đã đo đạc lại các kích thước thực tế. Hãy bắt đầu cắt tấm ngăn giữa các phòng vệ sinh, tấm giữa và cắt cánh trước. 

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Sử dụng máy cưa cầm tay hoặc cưa máy để cắt tấm vách để đảm bảo kích thước được chính xác.
  • Pha tấm cánh cửa trước bằng những tấm compact thẳng, không cong vênh và mài lại 4 cạnh dưới của cánh cửa. 
  • Khoan ke, đánh dấu, u tường bị trí của tấm ngăn tường và tiến hành lắp tấm ngăn buồng. 
  • Tiếp theo là lắp đặt tấm vách ngăn giữa và tính toán tấm vách cuối và tấm vách đầu có kích thước bằng nhau. 
  • Lắp hèm cửa vào cạnh đối diện với cạnh lắp bản lề.
  • Tiến hành bắt tấm cánh, bản lề vào tấm nối.
  • Treo cánh cửa lên và cân chỉnh sao cho cánh được đóng mở dễ dàng và vuông góc với mặt đất. 
  • Xác định vị trí cả thanh day nhôm nóc và kiểm tra độ chắc chắn.
  • Tiến hành lắp tay nắm và lắp khóa trong và ngoài của cánh cửa. Sao cho tay nắm cách mặt sàn nhà khoảng 1m và móc treo áp ở vị trí giữa cửa, ngang hàng với bản lề. 

Bước 3. Vệ sinh tấm ngăn compact sau khi lắp đặt

  • Căn chỉnh lại bản lề để tấm ngăn đóng, mở nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra độ hở, khít của vách ngăn bằng cách đóng mở xô vách.
  • Bổ sung gioăng cao su chống ồn vào trong hèm nhôm, để khi đóng cánh không gây tiếng kêu.

Bước 4: Hoàn thiện 

  • Sử dụng dầu đánh bóng 4 cạnh của cánh cửa để tạo độ thẩm mỹ
  • Tiến hành vệ sinh, lau sạch bề mặt của tâm bên trong và bên ngoài.
  • Bàn giao công trình cho chủ đầu tư sau khi nghiệm thu.
  •  

4. Một số lưu ý khi tiến hành thi công

    Sau đây là một số những điều mà bạn cần phải lưu ý khi thi công vách ngăn vệ   sinh Compact: 

  • Phải để tấm vách ngăn song song với mặt đất sau khi tập kết đến công trình để tránh bị cong vênh gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.
  • Những tấm để qua đêm tại công trình phải được che chắn kỹ lưỡng để bảo quản. 
  • Để tấm vách ngăn gọn gàng sau khi được cắt để không gây trầy xước bề mặt ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của công trình sau khi hoàn thiện. 
  • Phân loại riêng tấm ngăn buồng, tấm bạo tường, tấm bạo giữa,… để tránh gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian khi lắp ráp.
  • Không cần phải hạ thấp nên so với nền ngoài khi sử dụng vách ngăn vệ sinh khu bệt nên cốt nền khu vệ sinh này.
  • Nên thiết kế đặt thẳng, nằm có độ dốc đường cống, đường ống thoát nước để hạn chế tối đa tình trạng bị tắc, nghẹt đường ống thoát.
  • Nên sử dụng gạch ốp và sơn tường màu trắng và màu kem để tạo sự thông thoáng và thoáng rộng. 
  • Khi lựa chọn màu vách ngăn cần phối với màu gạch để tạo tính thẩm mỹ cho hệ thống.
  • Để sập nhôm nóc không bị kích hãy cắt 1 góc có kích thước khoảng 15x15mm của tấm ngăn buồng.
  • Dựa vào số lượng bệ xí đã lắp đặt của công trình để chia phòng vệ sinh.

 

5. Đơn vị thiết kế và thi công vách ngăn vệ sinh Compact uy tín nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận thiết kế và thi công vách ngăn vệ sinh Compact. Tuy nhiên, Công ty TNHH XNK AID SÀI GÒN vẫn là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhất. Bởi chúng tôi có:

  • Gần mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công vách ngăn nói chung và vách ngăn vệ sinh Compact nói riêng.
  • Sản phẩm luôn có chất lượng tốt nhất, độ bền cao. 
  • Mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
  • Đội ngũ nhân viên thiết kế, thi công và tư vấn thân thiện, giàu trình độ chuyên môn sẽ mang đến cho khách hàng những công trình đạt chuẩn. 
  • Hỗ trợ phương thức thanh toán rất linh hoạt và tiện lợi nhất cho khách hàng. 
  • Giá thành sản phẩm cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. 
  • Nhiều chế độ khuyến mãi, hậu mãi và bảo hành lâu dài. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bản vẽ và quy trình thi công vách ngăn vệ sinh compact tiêu chuẩn. Đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu đến bạn địa chỉ thiết kế và thi công vách ngăn vệ sinh uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Mong rằng đó sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Chúc bạn mạnh khỏe!

Bài viết khác